Đây là một góc nhìn cá nhân khá khác biệt của Mark Wilson, cây viết có tiếng về công nghệ của Fastco Design (một trang web đánh giá hàng đầu thế giới, dưới góc nhìn của các nhà thiết kế).
Tuy nhiên trong quý đầu tiên của năm 2017, Apple tiếp tục phá vỡ nhiều kỷ lục về cả doanh thu lẫn doanh số iPhone. Có tới 78 triệu chiếc iPhone được bán ra, trong khi doanh thu là 78,4 tỷ USD. Đây đều là những con số cao chưa từng có trong lịch sử của Apple.
Mark Wilson.
Nếu bạn biết lái xe, bạn biết có thể tăng tốc chiếc xe của mình lên 80 hay 90 km/h một cách dễ dàng. Nhưng để có thể vượt được ngưỡng tốc độ 150 km/h là điều không dễ dàng, 300 km/h lại càng không thể đối với khả năng của chiếc xe mình đang lái.
Tuy nhiên đấy là suy nghĩ trong đầu, còn cảm nhận của bạn lại hoàn toàn khác khi lái xe. Bạn có thể dễ dàng nhấn thêm chút ga để kim đồng hồ nhích thêm 20 km/h. Bạn cứ tăng tốc mà không nhận ra rằng chiếc xe đã phải “gồng mình” như thế nào khi phải tăng thêm tốc độ, bạn đã quên mất giới hạn ban đầu.
Đó chính là Apple của năm 2017, một trạng thái tăng tốc mà quên mất giới hạn của chiếc xe mình đang lái. Đây là lúc mà Apple cần phải nhấc chân khỏi bàn đạp ga, cân chỉnh lại chiếc xe của mình và đảm bảo những chiếc lốp không long ra khi chiếc xe tiếp tục phá vỡ kỷ lục về tốc độ một lần nữa.
Hãy nhìn lại một chút
Trong năm 2015, Apple đã ra mắt 3 thiết bị phần cứng mới là Apple Watch, iPad Pro màn hình lớn và một phiên bản Apple TV mới với nhiều nâng cấp. Thế nhưng không có cái nào trong số đó thực sự gây được ấn tượng mạnh.
Trong khi đó, Apple ngày càng thu hẹp những tham vọng của mình. Dự án xe điện tự lái bặt vô âm tín, và có vẻ như đã chính thức đóng cửa để thay thế bằng dự án hệ thống giải trí thông minh tích hợp trên xe ô tô.
Trong một bối cảnh mà tất cả đều chậm hay bị bỏ lỡ, Bloomberg báo cáo rằng đội phát triển máy tính Mac cũng đang gặp khó khăn. Thậm chí là có thể mất đi sự đóng góp của nhà thiết kế Jonathan Ive cùng đội ngũ phát triển phần mềm của Apple.
Điều mang tính biểu tượng nhất khi mọi người nhìn vào những chiếc máy tính của Apple, đó là sự nhàm chán và lười biếng.
Và cũng dễ hiểu tại sao
Khi mà thế giới công nghệ hiện nay tất cả đều là di động. Chúng ta mua smartphone, chúng ta mua iPhone nhiều hơn chứ không phải những chiếc MacBook (mà chỉ chiếm 10% trong tổng doanh thu của Apple).
Đó là lý do vì sao Apple tập trung toàn lực cho việc phát triển iPhone. Bạn có biết rằng chỉ riêng đội ngũ phát triển bộ phận camera cho iPhone đã có nhân lực lên tới 800 người? Chẳng lẽ không ai trong số đó có thể dành vài phút cuối tuần để gọi điện cho Intel và đề cập tới một bộ vi xử lý mới hơn cho MacBook?
Thế nhưng đó không chỉ là câu chuyện về mảng kinh doanh máy tính của Apple, hay sự thiếu sáng tạo, hay lười biếng, hay việc tập trung vào iPhone mà lơ là các mảng sản phẩm khác. Đó còn là câu chuyện về cách Apple cung cấp cho người dùng một sản phẩm hoàn hảo nhất về cả thiết kế, lẫn các tính năng trải nghiệm.
Làm ơn đừng sáng tạo nữa! Chỉ cần cho chúng tôi những thứ truyền thống, nhưng phải hoạt động thật tốt
Vấn đề của Apple không phải là thiếu sáng tạo hay đột phá. Mà vấn đề chính sâu xa và cốt lõi nhất, chính là những thứ mới mẻ của Apple đều không hoạt động theo một cách tốt nhất, hữu ích nhất.
Giống như Force Touch trên iPhone là một tính năng mới, một ý tưởng thú vị với mục đích là giúp trải nghiệm người dùng trở nên tuyệt vời hơn. Thế nhưng thật sự mà nói tôi không rõ lúc nào mình muốn dùng tính năng này, hay tôi có thể dùng tính năng này trên một ứng dụng nào đó vì mục đích gì.
iPhone có hai thứ gây khó chịu, đó là hết pin quá nhanh và mỏng manh khi rơi hay va đập. Giải pháp của Apple cho cả 2 vấn đề này là một chiếc vỏ ốp có gắn pin ngoài, mà trông giống như một sản phẩm thất bại trên Kickstarter.
Đây chỉ là một vài ví dụ để cho thấy những rắc rối mà Apple đang gặp phải. Sự thật, Apple đã làm việc rất chăm chỉ để đem đến cho người dùng những sự đổi mới. Thế nhưng Apple lại quên mất phải làm thật tốt những cái cũ.
Theo Mark Wilson/Fastco Design
0 comments:
Post a Comment